Thiết kế Đồ Họa – Phương pháp định giá các sản phẩm sáng tạo

Cho dù ở bất kì một ngành nghề nào, đối với mỗi chúng ta luôn có mong muốn định giá bản thân, định giá sản phẩm, định giá công sức làm việc, định giá khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên trong thực tế việc định giá đôi khi là vô cùng khó khăn. Đặc biệt đối với các sản phẩm sáng tạo, tôi muốn nhắc đến sản phẩm sáng tạo, vì nó gắn liền với công việc thực tế của mỗi người làm thiết kế chúng ta. Trong bài viết này tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách định giá sản phẩm sáng tạo.

1. Tại sao cần định giá sản phẩm.
Xem thêm các kiến thức về Ngành đồ họa trên kênh nhé.

– Khi bạn tạo ra sản phẩm bạn cần phải định giá sản phẩm của mình trước khi mang đi trao đổi, mua bán. Việc định giá chính xác cho phép chúng ta đạt được sự hài lòng và thõa mãn từ cả hai phía bao gồm khách hàng và người sáng tạo.
– Bạn cần hiểu rằng, đôi lúc bạn năng lực sáng tạo và làm việc của bạn cũng là một mặt hàng cần định giá. Việc đó được biểu hiện một cách rõ nét trong quá trình xin việc. Nếu bạn định giá sai năng lực bản thân sẽ dẫn đến việc bạn phải chịu thiệt thòi hoặc khiến bạn bỏ lỡ mất cơ hội đáng ra bạn xứng đáng được nhận.
– Việc định giá sản phẩm sáng tạo, định giá bản thân giúp chúng ta xác định giá trị và vị trí của bản thân, vị trí của sản phẩm so với mặt bằng chung trên thị trường, từ đó giúp chủ sở hữu đưa ra những quyết định hợp lý.


2. Định giá năng lực và định giá sản phẩm sáng tạo như thế nào
Để định giá chính xác năng lực cũng như giá trị của các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm sáng tạo, chúng ta không thể dự đoán một cách chung chung, dẫn đến nhứng sai lầm không đáng có trong quá trình định giá sản phẩm. Vậy chúng ta có những phương pháp định giá sản phẩm nào?

2.1 Sự hài lòng của khác hàng phản ánh giá trị của sản phẩm.
Thật nực cười nếu bạn cho rằng sản phẩm của mình là tốt có giá trị cao mà không khách hàng nào cảm thấy được thỏa mãn với những gì họ nhận được. Một sản phẩm tốt giá cả cạnh tranh được biểu thị “khi khách hàng nhận sản phẩm, trả tiền và vui vẻ ra về”. Nếu khách hàng không hài lòng với sản phẩm sáng tạo của bạn bạn cần phải xem xét lại nguyên nhân từ đâu, nó đến từ chất lượng sản phẩm, hay từ việc định giá của bạn có vấn đề. Tất nhiên để có được năng lực đánh giá bạn cần có nhiều năng lực hơn kĩ năng sáng tạo sản phẩm.

Xem những video Hướng dẫn thiết kế đồ họa tại: https://www.youtube.com/tuhocdohoa


2.2 Tăng giá trị sản phẩm sáng tạo thông qua đàm phán.
Bạn cần hiểu rằng, sản phẩm sáng tạo không phải là một sản phẩm hữu hình, không có một quy chuẩn nào để đánh giá. chính vì vậy việc thõa mãn khách hàng bằng cách thuyết phục sẽ giúp bạn tăng giá trị sản phẩm một cách đáng kể.
Bạn có thể thuyết phục khách hàng bằng những dẫn chứng, những sản phẩm cụ thể, các dự án đã tham gia, Tất nhiên điều quan trọng nhất vấn là bạn phải chứng minh được sản phẩm của bạn xứng đáng với khoản tiền mà khách hàng bỏ ra

Xem Những bài viết Hướng dẫn illustrator hay nhất

2.3 Định giá trị sản phẩm dựa trên công sức bỏ ra.
Nếu bạn là một nhà quản trị bạn sẽ được dạy về việc định giá sản phẩm dựa theo rất nhiều yếu tố trong đó có thời gian lao động. Nhưng có một nghịch lý, không thể đo đạc được thời gian lao động của sự sáng tạo. Tuy nhiên chúng ta cần tính được thời gian sáng tạo trung bình của một sản phẩm. việc tính toán thời gian lao động, 1 phần nào đó tính được giá trị của sản phẩm mà mình tạo ra. Tôi nhắc lại đây chỉ là 1 phần nào đó, vì với một sản phẩm mang tính sáng tạo, có thể bạn bỏ ra rất nhiều công sức nhưng không được đón nhận, và ngược lại

2.4 Định giá sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng.
Điều quan trọng nhất trong định giá sản phẩm đó là dựa trên nhu cầu thực tiễn của khác hàng. Trong lĩnh vực thiết kế đôi khi chúng ta phải hiểu và chấp nhận những yêu cầu về giá từ khách hàng. Đơn giản vì khách hàng của bạn không thể trả cao hơn những gì họ có. Bạn cần biết cách giảm thời gian công sức cũng như mức sáng tạo giành cho sản phẩm của mình để vừa đạt tính thẩm mĩ và đảm bảo giá trị của sản phẩm.

2.5 Tạo thêm giá trị cho sản phẩm
Trong nghệ thuật bán hàng đỉnh cao, việc bán 1 sản phẩm chưa phải là điều duy nhất những nhà phân phối mong muốn. Bạn cần tạo ra nhiều hơn những giá trị những dịch vụ đi kèm, dù là nhỏ nhặt nhưng nó sẽ thực sự tuyệt vời với khách hàng.
NGUỒN: https://tuhocdohoa.vn/dinh-gia-cac-san-pham-sang-tao/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến